Hotline: 0903 598 407

Loại đá nào quan trọng nhất trong lớp vỏ trái đất?

Vinh dự này được trao cho đá granite hay còn gọi là đá hoa cương và đá basalt, chúng là hai loại đá quan trọng nhất trong lớp vỏ trái đất.
Đá basalt và đá granite có khá nhiều điểm chung. Chúng đều là đá lửa, có nghĩa là chúng được làm nguội từ magma. Chúng đều được tạo thành từ khoáng chất nhóm silicat, vì vậy chúng đều có một lượng lớn silic và oxy. Chúng nặng, vì vậy sẽ làm bạn tổn thương nếu vô tình bị chúng đè phải. Tuy nhiên chúng vẫn có đặc điểm riêng biệt quan trọng để phân biệt, ngoài ra giúp chúng ta xác định và giải thích cách trái đất hoạt động.

Đá hoa cương (granite)
 

da hoa cuong 1

Đá hoa cương là loại đá phổ biến nhất trên trái đất. Thung lũng Yosemite ở Sierra Nevada và Mt. Rushmore là hai ví dụ điển hình nhất. Những "tầng hầm đá granite" cũng có thể được tìm thấy ở khắp nơi tại phía đông của Rockies nếu bạn không ngại khám phá qua bụi bẩn, lớp trầm tích ở bề mặt. Chúng là loại đá xâm nhập, có nghĩa là magma bị kẹt sâu trong lớp vỏ trái đất, chúng trải qua một thời gian rất dài để nguội lạnh và kết tinh thành thể rắn. Chính điều này đã cho phép các khoáng chất hình thành và hòa lẫn tạo thành đá. Trong các tảng đá thô nhám, các hạt khoáng chất riêng biệt dễ dàng được nhìn thấy.
Xem thêm bài viết:
Công trình nổi tiếng sử dụng đá hoa cương
Oxy và silic trung bình chiếm khoảng 75% vỏ trái đất, 25% còn lại là các yếu tố khác, nhôm và kali đóng góp nhiều nhất cho sự hình thành của các loại đá granite trên lục địa. Một lương tương đối nhỏ của sắt và Magie, chúng cũng không có nhiều trong đá hoa cương. Các nguyên tố nặng sẽ di chuyển về phía lõi của trái đất, silic, oxy và các nguyên tố nhẹ hơn tích lũy trên bề mặt tuy nhiên, một lượng sắt và magie vẫn tồn tại. Những loại đá như vậy được gọi là đá felsic. Đá granite chính là đại diện điển hình cho dòng đá này.

Đá basalt

da hoa cuong

Basalt là đá magma xâm nhập. Magma nóng chảy xuyên qua lớp vỏ trái đất và phun trào lên bề mặt hay còn gọi là hiện tượng núi lửa phun trào. Các miệng núi lửa tạo đá basalt là rất phổ biến, chúng thường hình thành các dải dài trong lòng đại dương. Chúng ta có thể hình dung dưới đáy núi lửa là các đường lằn rộng lớn, nơi lớp vỏ trái đất bị đứt gãy, nó giống như vết cắt trên tay bạn, máu sẽ chảy cho đến khi chúng tự đông lại và đóng vảy. Magma basalt cũng giống như máu của trái đất – khi lớp vỏ trái đất “bị thương” thì magma sẽ chảy ra. “Vảy” basalt chữa lành vết thương của lớp vỏ trái đất. Quá trình này thường xảy ra dưới đáy đại dương nên khi magma phun trào chúng thường nguội đi rất nhanh và các khoáng chất rất ít có cơ hội phát triển. Vì vậy, đá basalt gần như không thể nhìn thấy khoáng chất bằng mắt thường.
Basalt được coi là một loại đá mafic silicat. Một số đặc điểm là loại đá này và khoáng chất trong loại đá này thường có màu tối. Phần lớn là do lượng sắt và magie và một số khoáng chất tương đối nặng khác làm “ô nhiễm” silic và oxy.
Vậy, hầu hết đáy đại dương là đá basalt và vỏ lục địa  là đá hoa cương. Đá basalt đen, mỏng và nặng trong khi đá granite lại là sáng, là bề nổi. Với sự khéo léo từ phía con người, các loại đá này được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng hiện nay. Ngành công nghiệp đá ngày càng phát triển mạnh mẽ.

 


Mã bảo mật

  Ý kiến của bạn

0903930126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây