Hotline: 0903 598 407

Bảo quản sách quý bằng mặt tiền đá tự nhiên

Beinecke Rare Book & Manuscript Library là tòa nhà lớn nhất thế giới chỉ dành riêng cho việc lưu trữ sách quý hiếm, tài liệu, bản thảo của đại học Yale ở New Haven, Connecticut.  Nó được thiết kế bởi Gordon Bunshaft của Skidmore, Owings & Merrill với việc sử dụng đá hoa cương, đá marble ốp mặt tiền, không có hệ thống cửa sổ nhưng vẫn cung cấp ánh sáng cho bên trong thư viện

Sơ lược về thư viện Beinecke

da op mat tien 1

Vào cuối thế kỉ 19, các đầu sách quý hiếm của đại học Yale được đặt trên các kệ sách đặc biệt của thư viện đại học, ngày nay được gọi là Dwight Hall. Khi các trường đại học nhận được khoản tiền hàng triệu USD từ John W. Sterling để xây dựng Sterling Memorial Library vào 1918, họ đã quyết định tạo một phòng đọc sách chuyên dụng cho các loại tài liệu, sách quý hiếm. Và năm 1930, khi tòa nhà này mở cửa, Phòng sách hiếm cũng xuất hiện. Tuy nhiên, khoản tiền trên không bao gồm cung cấp tài liệu, bộ sưu tập sách, Giáo sư của đại học Yale đã khuyến khích cựu sinh viên đóng góp những bộ sưu tập của mình vào tòa nhà này. Đáng chú ý là cuốn kinh thánh Gutenberg từ Anna M. Harkness và một số bộ sưu tập lớn khác từ gia đình Beinecke.
Vào năm 1958, thư viện đã có tới hơn 130.000 đầu sách, bản thảo, tài liệu hiếm. Bộ sưu tập quá lớn so với phòng sách hiếm của Sterling, đồng thời điều kiện bảo quản sách cũng không được đảm bảo. Vì vậy, Edwin, Frederick Beinecke, Johanna Weigle và Walter đã đóng góp vào quỹ để xây dựng một thư viện chuyên dụng cho những cuốn sách hiếm này. Thư viện Beinecke khai trương vào ngày 14/10/1963 với các đầu sách vô cùng đáng giá như các sách in ở Mỹ Latinh trước 1751, Bắc Mỹ trước năm 1821,…
Thư viện vừa được mở cửa trở lại vào tháng 9 năm 2016 sau khi đóng cửa 18 tháng để cải tạo.

Kiến trúc mặt tiền đá

da op mat tien 3

Có lẽ thư viện Beinecke không chỉ nối tiếng về một loạt đầu sách quý mà còn nổi tiếng về kiến trúc của nó. Khi ông Gordon Bunshaft nhận công trình này phải đối mặt vấn đề lớn là ánh sáng. Ánh sáng là một vấn đề rất quan trọng trong việc bảo vệ, bảo quản sách, nếu sách tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tia cực tím sẽ làm cho chúng bị hư hại, dễ rách, mòn,… Với ánh sáng nhân tạo, thì các loại bóng đèn yếu, không phát tia cực tím sẽ được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, người dân vẫn có nhu cầu đọc, học trong thư viện, một môi trường đầy đủ ánh sáng, độc đáo, nhẹ nhàng, vui vẻ cần được đảm bảo mà không làm hư hại đến sách?
Câu trả lời là loại vật liệu tự nhiên lấp lánh ở giữa những tòa nhà tân cổ điển và tân Gothic quanh khuôn viên trường Hewitt University Quadrangle. Ông Gordon đã lựa chọn đá marble và đá hoa cương của vùng Vermont làm đá ốp mặt tiền. Đá marble trắng với các đường vân xám có độ dày ¼ đến 1 inch giống như các cửa sổ nhỏ được phân cách bởi đá hoa cương Vermont Woodbury màu xám làm cho mặt tiền trông vô cùng vững chãi, cứng cáp. Tuy nhiên với cấu trúc “sleek” của đá marble cho phép ánh sáng đi qua và vô trong phòng nhưng lại không làm tổn hại đến sách. Vào ban đêm, ánh sáng trong thư viện tỏa ra làm cho mặt tiền thư viện nhìn từ bên ngoài rất lung linh, nổi bật.

 
da op mat tien

Một cấu trúc vô cùng đặc sắc và trường tồn hơn 50 năm. Chính “bằng chứng sống” trên đã cho ta thấy được thêm một ứng dụng nữa của đá tự nhiên cùng sự bền bỉ theo năm tháng của chúng.


Mã bảo mật

  Ý kiến của bạn

Mã bảo mật   
0903930126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây