Hotline: 0903 598 407

Đá lửa - Kết quả của hoạt động núi lửa

Hoạt động của núi lửa tạo ra vô vàn những điều kỳ diệu cho Trái Đất chúng ta. Và một trong số đó chính là sự hình thành những viên đá lửa. Xưa kia, đá lửa đã được các thổ dân sử dụng để đánh lửa. Và đến ngày nay, đá lửa được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nào! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại đá đặc biệt ngay trong bài viết dưới đây thôi. đọc thêm  Nghiên cứu thực địa về đá

1. Tìm hiểu chung về đá lửa

Đá lửa (hay còn được gọi là đá trầm tích) gồm rất nhiều silic theo cấu trúc tinh thể. Đá lửa có cấu trúc phân tử khá giống đá thạch anh. Tuy nhiên, mật độ các phân tử trong đá lửa thấp hơn đá thạch anh.

Màu sắc thường thấy của đá lửa là: xanh lam, xám sẫm, đen hay nâu sẫm. Hình dạng phổ biến nhất của đá lửa là: đá vôi hay đá phấn.

 

tim hieu chung ve da lua 01

Đá lửa – sản phẩm của dung nham núi lửa

2. Quá trình hình thành đá lửa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đá lửa có thể được hình thành bởi nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là 2 cách sau:

- Hình thành bởi quá trình xâm nhập

Đá lửa được hình thành bởi quá trình magma nóng chảy và đông cứng lại nhanh chóng. Những viên đá này được bao quanh bởi một lớp vỏ gồm đất và nước. Bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhận ra những viên đá lửa. Một vài ví dụ về đá lửa xâm nhập: pegmatit, gabbro, diorite…
 

qua trinh hinh thanh nui lua 02


- Đá lửa được hình thành do quá trình đùn dung nham

Một số trường hợp khác, đá lửa được hình thành ở bề mặt của lớp vỏ là kết quả của sự tan chảy đá. Nhiệt độ cao của núi lửa có thể làm tan chảy một phần những viên đá và tạo thành lớp xù xì bên ngoài. Vật chất của lớp đá bên ngoài được pha trộn thêm một số tạp chất và tạo thành đá lửa. Những loại đá lửa “đùn” thường thy: tuff, đá bọt, bazan, andesite…

3. Phân loại khoáng vật học đá lửa

Đối với đá lửa, khoáng vật học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân loại cũng như đặt tên. Đá lửa gồm những khoáng vật học sau:
 

mau da lua 03

Một số mẫu đá lửa thường thấy


- Đá felsic

Loại đá có hàm lượng silic cao nhất, đá thường có màu sáng (nâu, vàng hay cam).

- Đá mafic

Với ưu thế về các loại khoáng chất olivin, pyroxen, đá có hàm lượng silic ít hơn so với đá felsic. Đá mafic thường có màu sẫm hơn (màu nâu đất, xám).

- Đá siêu cứng

Hàm lượng silic trong đá rất thấp, hơn 90% thành phần của đá là các khoáng chất. đọc thêm về đá granite

4. Ý nghĩa hoạt động nghiên cứu đá lửa

Việc nghiên cứu và phân tích đá lửa đem đến rất nhiều lợi ích về kinh tế cũng như khám phá bí ẩn của địa chất học.

Tính chất của đá lửa có liên quan mật thiết đến những kiến tạo Trái Đất. Điều này cho phép các nhà địa chất tiến hành tái tạo kiến ​​tạo.

Thành phần hóa học của đá lửa giúp các nhà khoa học khám phá các thành phần của lớp phù mà đá bắt nguồn, mức nhiệt độ và áp suất để hình thành những ngọn núi lửa.

Trong số tình huống, đá lửa chứa những loại quặng kim loại quan trọng. Ví dụ như: thiếc, vonfram, uranium…

Trên đây là một số kiến thức về đá lửa, hy vọng qua bài viết trên, quý độc giả sẽ mở mang thêm kiến thức về sự hình thành cũng như các loại đá lửa. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức về địa chất học nhé!

Nguồn tin: 2



Mã bảo mật

  Ý kiến của bạn

0903930126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây