Hotline: 0903 598 407

Phonolite – Bản hòa tấu của những sắc màu

Những màu sắc độc đáo của đá phonolite luôn khiến bao người trầm trồ, thán phục. Vậy bạn có biết phonolite được hình thành như thế nào không? Hay đá phonolite gồm những thành phần hóa học nào không? Bạn thân mến, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời tất cả những thắc mắc trên. tham khảo về  Các loại đá Aphanite

1. Tìm hiểu chung về đá phonolite

phonolite
Màu sắc độc đáo của đá phonolite
Phonolite là một loại đá rất phổ biến trên Trái Đất. Đá là sản phẩm của sự hình thành núi lửa, có thành phần hóa học trung gian giữa đá mafic với đá felsic. Tên gọi phonolite bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “đá phát ra âm thanh”. Quả thực như vậy, khi đập những viên đá phonolite sẽ tạo ra những âm thanh vô cùng độc đáo và vui tai.

Thành phần hóa học của đá phonolite gồm silic chưa bão hòa. Ngoài ra, đá còn được cấu tạo các phân tử khác: natri, kiềm fenspat, sắt,… Sự khác biệt của tỷ lệ các thành phần có thể tạo nên những màu sắc khác nhau cho đá.

Phonolite là một loại đá có hạt mịn, tương đương với syenit nepheline. Bởi chúng đều là sản phẩm của sự nóng chảy một phần các loại đá. Màu sắc thường thấy nhất của đá phonolite là: xanh, xám, nâu xám, nâu đen. Đặc biệt, một số phiến đá phonolite còn có sự pha trộn của rất nhiều màu sắc. Ví như, một viên đá được tạo những gam màu: cam, nâu, đen, xám… Sự pha trộn của những gam màu tạo nên sự đa dạng trong màu sắc cho những viên đá phonolite. xem thêm 
Rhyolite​

2. Quá trình hình thành của đá phonolite

 
phonolite tu magma
Đá Phonolite được hình thành bởi những magma núi lửa
Phonolite được hình thành bởi magma có hàm lượng silic thấp. Quá trình nóng nảy khiến các loại đá thúc đẩy giải phóng nhôm, kali, natri. Do đó, đá gồm silic chưa bão hòa, nó không gồm thạch anh hoặc các tinh thể silic khác.

Ngoài ra, một vài quá trình địa chất hoặc các sự kiến tạo có thể làm tan chảy một số chất, từ đó hình thành lên đá phonolite. Những chất này bao gồm những loại đá núi lửa nội địa hoặc những lớp vỏ lục địa dày.

3. Những ứng dụng của đá phonolite trong đời sống

 
ung dung da phonolite
Đá phonolite được sử dụng rất phổ biến trong đời sống
Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, ngày nay, con người đã ứng dụng đá phonolite trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến một số ứng dụng nổi bật của đá phonolite như:

- Phonolite có thể được tách thành các tấm kính có kích thước phù hợp để sử dụng thay thế ngói hay tấm lợp. Trung tâm Massif của Pháp là một trong số những công trình xây dựng đã sử dụng vật liệu phonolite để làm các tấm mái. Sử dụng tấm lợp bằng đá phonolite sẽ giúp điều hòa không khí cho ngôi nhà, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực.

- Ngoài ra, đá phonolite còn được một số quốc gia sử dụng như một vật liệu trong xây dựng. Theo đó, đá phonolite sẽ được sản xuất thành các vật liệu trộn bê tông cho các công trình xây dựng, cầu đường.

- Đặc biệt, sự pha trộn giữa các màu sắc trong đá phonolite có giá trị thẩm mỹ vô cùng lớn. Do đó, đá phonolite còn được mài mỏng để trang trí các công trình xây dựng: lát nền nhà, tạo họa tiết trang trí trên tường.

- Đá phonolite là nguồn khai thác phốt phát, khoáng uranium rất lớn trên thế giới.

Quả thực, vẻ đẹp của những viên đá phonolite vô cùng lung linh và huyền ảo phải không? Càng tìm hiểu nhiều về khoáng vật học, mỗi chúng ta đều cảm nhận được kỳ diệu của tạo hóa. Để khám phá thêm vô vàn những kiến thức bổ ích khác, mời quý độc giả đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.


 

Nguồn tin: 2



Mã bảo mật

  Ý kiến của bạn

0903930126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây