Đá Basanite, gọi như vậy thì có vẻ xa lạ nhưng nó thuộc vào nhóm đá bazan và có tên “chính thức ở Việt Nam” đó là bazan kiềm. Tìm đến bài viết này có lẽ các bạn đang muốn tìm hiểu về đá Basanite. Vậy hãy cùng xem hết bài viết để có thể hiểu thêm về đá Basanite nha. tìm hiểu về Aphanite
Basanite dịch ra tiếng Việt theo chuyên ngành hóa học và vật liệu thì nó có nghĩa là bazan kiềm, một trong những loại đá bazan. Đá bazan lại là một trong những loại đá magma và đá bazan là loại đá nặng nhất trong tất cả các loại đá magma. Đá Basanite có cấu trúc ẩn tinh (hạt rất nhỏ) đến banh tinh (một số hạt lớn trên nền là các hạt nhỏ hay pocfia), thực chất chúng là đá bazan chưa bão hòa silica.
Đá bazan được hình thành từ sự làm nguội nhanh của dung nham bazan. Lũ bazan miêu tả sự hình thành của hàng loạt dòng dung nham bazan.
Basanite chứ tương đối ít silica (42 đến 45% SiO2) và có hàm lượng chất kiềm cao (3 đến 5.5% Na2O và K2O) vì thế chúng có tên là bazan kiềm. Ngoài ra, chúng còn chứa felspatoid, fenspat kiềm và phlogopit.
So với các loại đá bazan khác, Basanite giàu thành phần kiềm hơn, phù hợp với bảng phân loại TAS. xem thêm Dacite
Đá bazan là loại đá tiêu biểu cho đá magma cũng như là loại đá phổ biến nhất thế giới. Bazan phổ biến ở những nơi có núi lửa và xung quanh vành đai cung núi lửa. Khối lượng bazan lớn nhất hiện nay được tạo bởi lũ bazan trên đất liền tại các nơi như: British Columbia ở Canada, cao nguyên Sông Columbia của Washington và Oregon, Deccan ở Ấn Độ,...
Hầu hết các quần đảo có nền được tạo bởi đá bazan do chúng có các núi lửa như Hawaii và Iceland.
Qua bài viết này hi vọng các bạn cũng đã có thể tự giải đáp cho bản thân mình đá Basanite hay còn gọi là đá bazan kiềm là gì cũng như biết thêm về sự hình thành và sự phân bố của Basanite trong tự nhiên. Biết thêm những thông tin hữu ích sẽ giúp cho đời sống của bạn bớt tẻ nhạt và buồn chán hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.